Với đa phần người dùng hiện nay, chiếc điện thoại đã trở thành “vật bất li thân”. Tuy nhiên, những mẹo làm thế nào để nó bền, tốt, “sống lâu” với thân chủ thì chắc hẳn không phải ai cũng để ý tới…
Xử trí khi bị nước
Mưa và thời tiết ẩm thấp luôn là một kẻ thù dấu mặt của điện thoại. Thời tiết ẩm thường gây ra các lỗi như màn hình bị chập, đèn lúc sáng lúc không vì bộ vi điện thoại bị mốc.
Nếu chẳng may chiếc điện thoại của bạn gặp phải những trường hợp như đã nêu hoặc đi mưa bị ướt, thì đây là những mẹo rất hữu ích có thể sấy khô ngay. Thứ nhất, bạn có thể đặt máy dưới một bóng đèn điện tròn, nhiệt lượng tỏa ra từ bóng đèn sẽ có thể làm nước bốc hơi nhanh hơn. Lưu ý không được đặt điện thoại quá gần đèn.
Lỗ thoát nhiệt trên thành tivi hoặc màn hình máy tính cũng là một gợi ý hay cho việc tận dụng nhiệt và hơi nóng làm khô máy. Lưu ý trong trường hợp này là hãy đặt chiếc điện thoại của bạn cẩn thận, đừng để rơi máy.
Ngoài ra, những phương pháp khác như bỏ máy vào một chiếc bao kín với các gói hút ẩm (có thể dễ dàng tìm thấy trong những thùng giày, thùng đựng thiết bị điện tử), hay với một nhúm gạo khô và sạch cũng có thể giúp rút ngắn thời gian chờ đợi máy khô ráo hẳn.
Quan trọng nhất là khi đang đi trên đường, bỗng gặp trời mưa, bạn chỉ cần... bỏ điện thoại vào cốp xe hoặc bỏ vào trong giỏ xách. Nếu cẩn thận hơn, bạn có thể tắt nguồn điện thoại để phòng tránh rủi ro có thể xảy ra.
Làm thế nào để pin bền nhất?
Rất nhiều người lâm phải tình trạng chú “dế” tò te tí vào những lúc cần kíp nhất mà không hiểu lý do tại sao dù rằng trước đó, pin đã được sạc đầy. Trên thực tế có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng pin điện thoại hết nhanh.
Nguyên nhân có thể là do chiếc “dế” của bạn đang có nhiều ứng dụng chạy cùng lúc mà bạn không hay biết. Đặc biệt với những dế có kết nối Internet như Wifi, 3G, nếu sau khi vào net xong mà không thoát ra, đây là lý do khiến pin điện thoại bị tiêu hao đáng kể.
Với những dế có nhiều tính năng, ứng dụng như iPhone cũng khiến nguồn pin thường hết khá nhanh. Đặc biệt khi bạn lại thường xuyên “giết thời gian” với bằng game, nghe nhạc, xem video… thì chỉ trong vòng vài ba tiếng đồng hồ, dù pin trước đó có được sạc đầy thì cũng nhanh chóng ở tình trạng cạn kiệt.
Một kinh nghiệm khác đối với những người hay đi công tác ở vùng sâu, vùng xa cho thấy, hễ cứ vào vùng sóng yếu, chập chờn cũng khiến chiếc điện thoại bị ngốn năng lượng rất nhiều do phải duy trì sóng hoặc tìm kiếm các mạng khác để roaming. Với trường hợp này, nếu không cần thiết phải giữ liên lạc thường xuyên, tốt nhất bạn hãy tắt máy, đợi đến nơi sóng khoẻ hãy tiếp tục sử dụng để pin không bị tiêu phí.
Còn khi sạc pin cũng cần đúng cách. Phải nhớ khi sạc pin điện thoại đó là cần phải hạn chế sạc pin ở chế độ chờ, vừa sạc vừa sử dụng hoặc sạc quá lâu, cắm sạc điện thoại di động để qua đêm… Kinh nghiệm cho thấy, nếu sạc pin không đúng cách sẽ đem đến cho người sử dụng nhiều nguy hại, thậm chí có nguy cơ cháy, nổ hay hỏng máy.
Nên sạc điện thoại ngay khi điện thoại tự tắt nguồn hoặc có báo hiệu pin yếu, nhưng tốt nhất là sạc khi pin báo chỉ còn 1 vạch. Nếu sạc khi chưa hết pin, điện thoại sẽ tự động giảm thời gian sạc. Việc sạc pin cũng phải có thời gian hợp lý, nên tránh sạc pin qua đêm. Nếu cắm sạc quá lâu, máy sẽ tự động sạc lại qua một khoảng thời gian nào đó khoảng 5 - 8 tiếng và ảnh hưởng xấu đến hoạt động và tuổi thọ của pin.
Trong quá trình sạc pin, tốt nhất là tắt điện thoại. Còn nếu do đặc thù công việc, cần phải để sạc pin mà vẫn cần duy trì liên lạc thì tốt nhất, bạn cố gắng hạn chế vừa sạc vừa nói điện thoại. Bởi nếu vừa sạc pin điện thoại vừa chạy như bình thường, sẽ kéo dài thêm thời gian sạc, nhiệt độ của máy sẽ tăng cao hơn bình thường, điều này có ảnh hưởng không tốt tới chất lượng pin.
Tránh những “dế” có hại cho sức khoẻ
Cuối tháng 5/2011, Tổ chức y tế thế giới (WHO) đã công bố điện thoại di động vào nhóm các tác nhân có thể gây ung thư, cụ thể là sóng điện thoại có ảnh hưởng đến não khiến người dùng không khỏi giật mình. Câu hỏi được đặt ra, mức độ phát xạ từ chú “dế” của bạn có nằm trong danh sách này?
Mặc dù kết kết luận của WHO đưa ra vẫn còn gây nhiều tranh cãi, song trên thực tế, các nhà khoa học cũng đồng tình rằng, mức độ bức xạ điện thoại cao thấp có ảnh hưởng khá lớn tới sức khoẻ người dùng.
Tỷ lệ bức xạ điện thoại, gọi là SAR (specific absorption rate) của các sản phẩm phải luôn được kiểm tra trước khi sản phẩm đó được tung ra thị trường, tới tay người sử dụng. SAR được đo bằng chỉ số watt/kilogram. SAR không được phép cao hơn 1,6 w/kg và các nhà sản xuất phải xuất giấy chứng nhận từ một phòng thí nghiệm độc lập chứng tỏ rằng sản phẩm của họ nằm trong giới hạn an toàn cho phép.
VnMedia xin liệt kê ra một số điện thoại của các hãng có mức độ bức xạ khá lớn, trong quá trình sử dụng người dùng cần có biện pháp để tránh tiếp xúc trực tiếp lâu.
Nokia:2320 (1,47); 2600 (1,43); 1680 (1,39); 5700 Xpress Music (1,33); 1661 (1,31); 5800 Navigation Edition (1,29); 3711 (1,28); 5310 Xpress Music (1,25)…
HTC:SMT5800 (1,49); Desire (1,48); Droid Incredible (1,4); Droid Incredible (1,29)…
LG:Apex (1,38); Ally (1,36);AX 275 (1,34); enV2 (1,34); enV3 (1,34); Accolade (1,27); Chocolate 3 VX8560 (1,26)…
Motorola:C168i (1,44); Droid X (1,43); Citrus (1,39); Droid Pro (1,39); Backflip (1,37); Clliq XT (1,36);
BlackBerry:BlackBerry 8830 (Sprint) (1,46); BlackBerry (verizon wireless) (1,46); BlackBerry Bold 9650 (US Cellular) (1,43); BlackBerry Bold 9650 verizon (1,43); BlackBerry Bold 9700 (1,37); BlackBerry Curve 8530 (MetroPCS) (1,31); BlackBerry Curve 8530 (Verizon wireless) (1,31); BlackBerry Curve 8530 (Virgin Mobile) (1,31);BlackBerry 8820 (AT&T) (1,28); BlackBerry 8820 (T-mobile) (1,28); …
Samsung:Comeback SGH-T559 (1,35); Epix (1,3)…
SonyEricsson:TM506 (1,43); Xperia X10 (1,43); Z750a (1,42); W300i (1,42); Vivaz (1,38); Z710i (1,36); C902 (1,32); W5801 (1,26)…